CÔNG TY TNHH DU LỊCH TICK & CLICK

Khám phá tinh hoa ẩm thực Bắc Bộ

  1. Nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc:

Ẩm thực miền Bắc gồm những món ngon mang phong cách từ cổ truyền đến hiện đại

In đậm lên mình một nền văn hóa lâu đời, đến với vùng đất kinh kì, bạn sẽ có cơ hội khám phá ẩm thực Việt Nam từ cổ truyền cho đến hiện đại với các món ăn ngon, đặc trưng của đất Bắc

Ẩm thực miền Bắc là sự kết hợp hài hòa, tinh tế và khéo léo cả về cảm quan, sự phối hợp khéo léo các thành phần nguyên liệu cho món ăn. Đặc trưng trong nét ẩm thực miền Bắc là món ăn có vị vừa phải, thanh đạm, nhẹ nhàng điểm chút vị chua nhẹ cho những ngày hè nóng bức, không đậm vị cay, ngọt, béo mà thường sử dụng nước mắm loãng hoặc mắm tôm để làm gia vị, nước chấm đi kèm và đặc biệt màu sắc các món ăn rất sặc sỡ, nổi bật. Các loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn miền Bắc là chanh, dấm, sấu, tiêu, ớt, gừng, hành, tỏi, nước mắm pha loãng và mắm tôm. Những nguyên liệu ưa thích của miền Bắc là nhiều loại rau củ hay thủy sản dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến…

Bắt nguồn từ sự khéo léo, tỉ mẩn trong từng công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, đặc biệt hơn sự khéo léo ấy lại càng được thể hiện rõ nét hơn trong những mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Bắc. Mâm cỗ luôn phải đề cao "Mâm cao cỗ đầy", mỗi mâm đều phải có bốn bát bốn đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương được chế biến cầu kỳ, bắt mắt và ngon miệng. Đặc biệt, ứng xử trong bữa ăn của người Bắc cũng rất tinh tế và nhẹ nhàng, điều đó thể hiện qua những câu tục ngữ như “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Vì vậy mà khi ăn uống bao giờ người lớn tuổi và những người được tôn trọng cũng được mời ăn trước hay khi ăn nên gắp những miếng ngon nhất trước cho người khác.

Những món ăn đặc trưng ngày Tết của người dân miền Bắc | VIETRAVEL
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc còn nổi tiếng với các món ăn ngon trứ danh như bún chả, bún ốc, bún thang, bún đậu,… với những hương vị đặc trưng của thủ đô như tinh dầu cà cuống, mắm tôm, rau húng,… Ngoài ra còn có những món ăn truyền thống quen thuộc và món ăn vặt nổi bật như nem rán, cốm vòng, bánh đậu xanh, các loại mứt... Tất cả mang đến những nét đặc trưng độc đáo cho văn hóa ẩm thực miền Bắc.

2. Những món ăn làm nên tinh tuý ẩm thực Bắc Bộ:

Phở Hà Nội:

1 Bát phở bò, phở gà chứa bao nhiêu calo?

Phở là một trong những món ngon Việt Nam lâu đời nhất tại Hà Nội và đã từng lọt vào danh sách 50 món ngon Thế giới do CNN bình chọn vào tháng 3/2018.

Phở Hà Nội được biết đến đầu tiên qua những gánh hàng rong. Thời điểm đó mọi người hay gọi món ăn này “phở gánh”, tạo nên nét đặc trưng riêng. Những gánh phở đi qua từng con phố, len lỏi vào trong ngõ nhỏ cùng với tiếng rao vặt đem đến nét đẹp của một Hà Thành rất xưa. 

Tinh tuý của Phở nằm ở nước dùng. Nước dùng được ninh kỹ từ xương bò và các loại quế hồi, thảo quả… mang hương vị ngọt thanh. Bánh phở Hà Nội là loại to, không quá dày để giữ được độ mềm mại. Nước dùng nóng hổi được chan vào tô phở cùng với thịt bò nạm, tái, hoặc thịt gà tươi, trên mặt thêm các loại hành lá, rau mùi xắt nhỏ… nhiều người thường ăn cùng quẩy. Tất cả tạo nên một bản thể hoàn hảo cho một món ăn đậm chất truyền thống. Chắc chắn, đây sẽ là một khởi đầu hoàn hảo cho hành trình khám phá văn hóa ẩm thực miền Bắc của bạn.

Chả cá Lã Vọng:

Chả cá Lã Vọng Hà Nội - món ngon đất Kinh kỳ và các địa chỉ thưởng thức nổi  tiếng - ALONGWALKER

Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số nhà 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống và lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng - Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá - biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là tên của món ăn.

Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn. Cá được sử dụng ngon nhất ở đây là cá lăng tươi vì loài cá này ít xương, có độ ngọt thịt cao và thịt rất thơm. Cá lăng sau khi được sơ chế sẽ đem ướp với gia vị, sau đó cá được nướng trên bếp than cho đến khi vàng giòn. Khi ăn người ta thường cho cá vào chảo nóng, rắc thêm hành lá, rau thơm và đậu phộng. Món ăn được dùng kèm với bún tươi, mắm tôm hoặc nước mắm pha chanh, tỏi và ớt. Chả cá Lã Vọng mang một hương vị rất riêng không đâu có được nên nó đã trở thành món đặc sản nổi tiếng mà ai đến Hà Nội cũng phải một lần thưởng thức.

Bún chả Hà Nội:

Bún chả Hà Nội hương vị xưa

Cùng với phở, bún chả Hà Nội là một trong số các món nhất định phải thử khi du lịch miền Bắc. Mỗi phần bún chả gồm có bún (bánh phở khô), chả (thịt heo nướng), nước chấm (nước mắm pha với đường, giấm, tỏi, ớt), rau sống (rau diếp, rau quế, rau húng...) và đồ chua. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.
Một phần bún chả Hà Nội xưa chuẩn vị là một phần có chả miếng, chả băm đượm mùi nướng than, mềm ngọt mà không bị khô, bún trắng muốt, nước chấm hài hòa chua ngọt, dậy vị the cay của ớt, tỏi băm, điểm dăm ba lát ớt đỏ bắt mắt.. tất cả quyện lại như bản hòa tấu khó quên.
Không chỉ là một món ăn, bún chả cũng là một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội, được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích và tìm kiếm khi du lịch miền Bắc.

Cá kho làng Vũ Đại:

Cá kho làng Vũ Đại - tinh hoa ẩm thực Việt - Tin tức du lịch ẩm thực

Nhắc tới đặc sản Việt Nam, món ăn tinh hoa ẩm thực Việt thì không thể nào thiếu sót món cá kho Vũ Đại nổi tiếng. Xuất xứ từ làng Vũ Đại hay còn gọi là Đại Hoàng, nay là làng Nhân Hậu, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - là vùng đồng bằng chiêm trũng, sẵn ao nuôi cá, bởi vậy, cá là món ăn quen thuộc mỗi dịp Tết đến xuân về của mảnh đất này. Xuất hiện từ khoảng vài chục năm về trước, người dân làng Vũ Đại đã nghĩ ra cách kho cá này để bảo quản được lâu, dùng dần trong cả tháng mà vẫn luôn đảm bảo vị đậm đà.

Cá kho làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu chính là cá trắm đen, thịt ba chỉ và được nêm nếm với công thức cổ truyền được kho bằng niêu đất với thời gian 16- 24 tiếng đồng hồ tạo nên một món cá kho thịt chắc, dưới niêu cá là một lớp giềng giúp cá át đi mùi tanh và tránh cá bị cháy khi kho trong nhiều giờ. Cá kho ngon đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan ngay trong miệng khi ăn mà không hề bỏ đi một chút nào và ngày càng phổ biến có mặt trong bữa cơm gia đình người Việt.

Chả mực giã tay Hạ Long

Cách làm chả mực giã tay chuẩn vị, thơm ngon, dai giòn sần sật - DASAVINA

Là đặc sản nổi tiếng chỉ có mặt ở vùng biển Hạ Long Quảng Ninh, đây được xem là món sẽ được bật ra ngay trong suy nghĩ của du khách mỗi khi nhắc về đặc sản Hạ Long. Người dân địa phương nói rằng chỉ có mực sống trong vùng biển Hạ Long mới có được sự ngọt thịt, dai ngon như vậy. Còn những vùng biển khác dù có ở đâu đi nữa thì chất lượng mực cũng không thể sánh bằng. Có lẽ đây chính là lý do mà chỉ có món chả mực Hạ Long lại đặc biệt nổi tiếng đến như vậy. 

Mực được dùng làm chả phải được lựa chọn kỹ, là loại mực mai tươi sống, càng dày mình thì chả thành phẩm sẽ càng thơm ngon. Mực mai phải còn sống và tươi nguyên, trên thân những chấm nhỏ vẫn còn chuyển động, phần gan vàng, mắt đen. Ngoài ra các nguyên liệu khác cũng cần được lựa chọn thật kỹ lưỡng và được chế biến theo công thức gia truyền. Muốn miếng chả mực có hương vị thơm ngon và độ giòn nhất định thì chả phải được giã hoàn toàn bằng tay, nắm thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào chiên trong chảo ngập dầu. 

Hiện nay, nhiều nơi đã học theo cách làm chả mực Hạ Long nhưng một phần vì không có được loại hải sản đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh, một phần cách làm quá công nghiệp nên không thể mang lại hương vị đúng chuẩn của món ăn này.

Top